Composite là một chất liệu nhựa tổng hợp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Việc bọc phủ Composite vừa ngăn rò rỉ chất thải hay hoá chất vừa đảm bảo thẩm mỹ. Quy trình bọc phủ frp diễn ra như thế nào thì đạt tiêu chuẩn?
Bọc phủ Composite được ứng dụng trong nhiều công trình thi công. Nó là giải pháp hiệu quả trong xử lý nước thải, đựng hoá chất, nuôi thuỷ hải sản,… Việc bọc phủ Composite được diễn ra theo quy trình nhất định. Vậy quy trình bọc phủ Composite đúng tiêu chuẩn diễn ra như thế nào?
Bọc phủ Composite là gì?
Composite được biết đến là một loại vật liệu tổng hợp. Nó được biết với tên gọi tắt là FRP – Fibeglass Reinfored Plastic. Đây là vật liệu được tạo nên từ sự kết hợp nhựa tổng hợp, sợi thuỷ tinh và một số phụ gia khác. Sản phẩm sau khi giá công sẽ có độ bền cao, chịu lực tốt, chống lại axit ăn mòn, chống được nhiệt độ cao hoặc thấp đột ngột. Bọc phủ Composite sẽ được hiểu là quá trình bọc lớp nhựa Composite lên bể chứa để bảo vệ bể không bị ảnh hưởng bởi axit, hoá chất, tránh rò rỉ và tăng tuổi thọ cho bồn chứa. Một số công trình sử dụng công nghệ bọc phủ Composite phải kể đến đó là: Bồn chứa hoá chất, bồn xử lý nước thải, bể bơi, hồ nuôi cá tôm, sàn tàu, đường ống dẫn,… Quá trình bọc phủ Composite phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn mới đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc bọc phủ Composite phải được thực hiện bởi đơn vị thi công uy tín, giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp.
Tác dụng khi bọc phủ Composite
Bọc phủ Composite ngày càng phổ biến bởi nó mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Đảm bảo quy trình bọc phủ frp đúng tiêu chuẩn thì bạn sẽ nhận thấy những tác dụng sau:
- Trọng lượng của FRP rất nhẹ do thành phần chính là nhựa tổng hợp. Do đó, thuận tiện cho việc vận chuyển đến công trình để thi công.
- An toàn với con người và không làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Nguyên liệu Composite không dẫn điện, chịu được nhiệt độ thay đổi và các tác động khác của môi trường.
- Chống lại axit ăn mòn hay các hoá chất có khả năng làm thay đổi kết cấu của bồn chứa.
- Tuổi thọ bồn chứa được bọc phú Composite rất cao, có thể lến đến hơn 20 năm.
- Chi phí để sản xuất ra lớp Composite thấp hơn rất nhiều so với các loại vật liệu sắt, đồng, inox,…
- Quá trình thi công, lắp ráp bồn chứa nhanh chóng, dễ dàng. Vật liệu Composite cũng dễ bảo dưỡng, sửa chữa sau thời gian dài sử dụng.
- Phù hợp sử dụng cho nhiều loại công trình và địa điểm hiểm trở.
- Có nhiều dung tích bồn chứa Composite, cùng với đó là đa dạng kiểu dáng phù hợp với mọi mục đích sủ dụng.
- Có tính thẩm mỹ cao, không làm mất nhiều diện tích công trình.
Trên đây là một số lợi ích khi bọc phủ Composite cho công trình. Thực tế, chất liệu Composite còn được ứng dụng nhiều hơn thế nữa. Do đó, đây được coi là nguyên liệu của thời đại mới, là một bước tiến của ngành công nghiệp.
Quy trình bọc phủ frp 2023
Việc bọc phủ Composite diễn ra theo quy trình tiêu chuẩn mới đảm bảo về chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động. Dưới đây là quy trình bọc phủ Composite mới nhất:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi thực hiện bọc phủ Composite thì đơn vị thi công sẽ tiến hành xác định chính xác vị trí bề mặt cần thi công.Tiếp đến là chuẩn bị các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình bọc phủ. Cùng với đó alf các biện pháp để ngăn ngừa và xử lý khi có sự cố xảy ra.
Bước 2: Kiểm tra, làm sạch bề mặt trước khi bọc phủ Composite
Đơn vị thi công sẽ phải tiến hành kiểm tra bề mặt bọc phủ. Bởi khi bề mặt bằng phẳng, sạch sẽ thì độ bám của vật liệu sẽ tăng lên.
Bước 3: Lót lớp lót
Công nhân phải tiến hành trộn lớp lót theo đúng yêu cầu trên thiết kế và tỷ lệ theo tiêu chuẩn. Sau đó, tiến hành quét lớp lót mỏng lên trên bề mặt đang thi công. Khi lớp lót đầu tiên khô hoàn toàn thì thực hiện quét lớp lót thứ 2 và lặp lại cho đến khi có độ dày đạt chuẩn.
Bước 4: Tạo các lớp sợi thuỷ tinh phủ lên lớp lót
Sợi thuỷ tinh sẽ được công nhân cắt theo kích thước trên bản thiết kế. Tiếp đến là trộn lẫn nhựa nền cùng sợi thuỷ tinh đã được cắt trước đó theo tỷ lệ chuẩn.Sau khi hoàn thiện nhựa và sợi thuỷ tinh thì công nhân sẽ dán lớp thuỷ tinh lên bề mặt cần phủ.Trong quá trình dán, đơn vị thi công phải đảm bảo loại bỏ hết bọt khí phía dưới để ngăn tình trạng bong lớp sợi thuỷ tinh. Tiếp tục quá trình dán sợi thuỷ tinh đến khi đạt tiêu chuẩn số lớp theo yêu cầu.
Bước 5: Quy trình bọc phủ Composite – Kiểm tra lại bề mặt
Sau khi dán xong, người ta sẽ kiểm tra lại và làm phẳng hoàn toàn trước khi lăn phủ Composite.
Bước 6: Lăn phủ Composite
Trộn màu phủ Composite theo yêu cầu. Trong quá trình lăn, phải đảm bảo lăn đều tay để bề mặt đồng đều hơn.
Bước 7: Kiểm tra lại và làm sạch nơi thi công
Sau khi lớp phủ Composite khô lại thì tiến hành kiểm tra lại lần cuối trước khi bàn giao. Kết hợp với kiểm tra là làm sạch bề mặt còn dính bẩn. Sau cùng là giao sản phẩm hoàn thiện cho khách hàng.
Như vậy, quy trình bọc phủ frp diễn ra rất đơn giản. Tuy nhiên, bọc phủ Composite cần được thực hiện bởi đơn vị thi công uy tín để có thể đảm bảo thời gian thi công cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó, trước khi thực hiện bọc phủ Composite, quý khách hàng hãy liên hệ Nhật Minh để đươc tư vấn!